|
Nguồn : http://NETDAME.TK/t173-topic
Tiêu Đề : Cuộc đời đầy tai họa của người giết rùa khổng lồ ở Yên Bái
NETDAME.TK - Thắm Tình Anh Em Đam Mê Net --------------------------------------------------
Cuộc đời đầy tai họa của người giết rùa khổng lồ ở Yên Bái
Người dân quanh vùng kể rành rọt về những tai họa mà người giết rùa khổng lồ và gia đình phải gánh chịu.
Xưa nay, các nhà khoa học nghiên cứu về rùa vẫn giữ kín những thông tin về xuất xứ các loài rùa, giải nghi ngờ có họ hàng với các “cụ rùa” Hồ Gươm. Các nhà khoa học chỉ nói chung chung rằng, rùa Hồ Gươm có xuất xứ từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Tây (cũ)… chứ tuyệt nhiên không nói rõ địa điểm cụ thể là hồ nào, sông nào, suối nào.
Người dân dọc sông Hồng coi loài mai cứng mới là rùa.
Ngay như hồ Đồng Mô (Ba Vì, Hà Nội), là hồ nước được các nhà khoa học để ý, nghiên cứu kỹ lưỡng và nghi ngờ có rùa khổng lồ từ mấy chục năm nay, song thông tin mà các nhà khoa học cung cấp cho bạn đọc chỉ là: “Phát hiện loài rùa có nguồn gốc với rùa Hồ Gươm tại hồ nước cách Hà Nội 60km về phía Tây!”. Chỉ đến khi một “ông rùa” bò ra khỏi hồ, bơi lõm bõm ở sông Tích Giang và được báo chí thế giới loan tin ầm ĩ, thì người ta mới biết rằng, hồ Đồng Mô có “rùa Hồ Gươm”.
Chẳng thế mà chuyện một ông xã đội trưởng dùng súng AK bắn chết một “cụ rùa” ở Yên Bái từ năm 1984, được hầu hết các “nhà rùa học” nước ta và rất nhiều nhà khoa học yêu rùa trên thế giới biết đến, song hàng triệu người dân Việt Nam yêu mến “cụ rùa” Hồ Gươm vẫn không hay biết.
Còn "cụ rùa" Hồ Gươm thì người ta gọi là con giải.
Tôi lang thang nhiều ngày dọc các hồ nước lớn ven sông Hồng từ ngã ba Bạch Hạc, qua huyện Cẩm Khê, Sông Thao, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa của tỉnh Phú Thọ, đến tận huyện Trấn Yên của Yên Bái hỏi về loài rùa khổng lồ, song ai cũng lắc đầu không biết. Nhưng ai cũng bảo: “Rùa bé lắm, chỉ có con giải là to thôi, to như con giải ở Hồ Gươm ấy!”.
Tôi vô cùng yêu mến “nhà rùa học” Hà Đình Đức, người đã có trọn 15 năm nghiên cứu “cụ rùa” Hồ Gươm, và nhất nhất khẳng định rùa Hồ Gươm là loài rùa mới, có tên Rafetus Leloii, chứ không phải là con giải như hầu hết các nhà khoa học trong nước và thế giới phát biểu. Nhưng chuyện 100% người dân ở vùng đất dọc ven sông Hồng gọi “cụ rùa” Hồ Gươm là con giải, thì tôi cũng đành phải gọi “cụ rùa” Hồ Gươm là con giải cho dễ hỏi thăm.
Hoàng hôn trên đầm Minh Quân.
Cứ lần dò hỏi han dọc bờ sông Hồng, rồi tôi cũng có được địa chỉ của một người nổi tiếng… khắp xã Minh Quân (Trấn Yên, Yên Bái), đó là ông Hoàng Xuân Bốn. Ông Bốn không nổi tiếng vì giàu có, chơi sang hay có biệt tài gì, mà chỉ vì từ chục năm nay, liên tiếp có các nhà khoa học, có cả những ông Tây da trắng, cao lênh khênh đi ôtô xịn tìm gặp, thậm chí ăn ở nhà ông nhiều ngày chỉ để chụp ảnh, quay phim, ngắm nghía cái mai và cái sọ con giải đã mục.
Họ tỉ mẩn hỏi ông về tập tính loài giải, cách săn giải, cách phát hiện ra giải và kết cục là họ muốn có một câu trả lời: Đầm Minh Quân còn giải khổng lồ hay không? Mỗi khi ra về, họ đều ngỏ lời được đẽo một mẩu mai rùa bằng đầu tăm để đem đi phân tích.
Với người dân nơi dây, chuyện ông Bốn sở hữu cái mai rùa thì chả có gì đáng nói, bởi người dân nơi đây thường xuyên ninh mai rùa khổng lồ để nấu chuối xanh, hoặc đem nấu cao như nấu cao khỉ, đem pha với rượu uống tăng cường… khả năng đàn ông.
Hoàng Xuân Bốn vừa trải qua cơn tai biến.
Đã có không biết bao nhiêu lượt nhà khoa học trong và ngoài nước dựng lều, hoặc ở trọ trong các gia đình bên đầm Minh Quân, cái đầm khổng lồ ngay sau nhà ông Hoàng Xuân Bốn, chỉ để mong tìm được câu trả lời: Đầm còn rùa hay không? Họ thất bại hay thành công thì có giời mới biết. Dù có may mắn chụp được ảnh cụ rùa ngóc đầu lên mặt nước thở phì phò như trâu, hoặc bới được cả đống trứng rùa to như trứng ngỗng trên đảo lau sậy, thì họ cũng chả dại gì mà công bố cho đám săn “ba ba” mai mềm khổng lồ mò đến hành nghề.
Loanh quanh mãi ở mấy cái đập của đầm Minh Quân, rồi tôi cũng tìm thấy nhà ông Hoàng Xuân Bốn. Nhưng mấy bà chỉ đường bảo: “Vào nhà ông ấy phải cẩn thận nhé, không vợ chồng ông ấy vác đòn gánh đánh cho té khói đấy!”.
Ông Bốn kể về vụ săn rùa.
Lý do mấy bà láng giềng đưa ra là bao nhiêu năm nay, gia đình ông Bốn đã quá mệt mỏi với việc đón tiếp các nhà khoa học, vừa mất thời gian, lại chả được lợi lộc gì. Tuy nhiên, theo họ, nguyên nhân chính khiến vợ chồng ông Hoàng Xuân Bốn nổi đóa là họ không muốn nhắc một từ, một chữ nào liên quan đến “cụ rùa” nữa, bởi theo họ từ sau khi ông Bốn giết “cụ rùa” khổng lồ kia, gia đình và bản thân ông Bốn gặp rất nhiều bất hạnh.
Người dân quanh vùng kể rành rọt về những bất hạnh mà ông Bốn và gia đình phải gánh chịu sau ngày sát hại “cụ rùa”. Theo họ, thứ nhất là đứa cháu mới 6 tuổi bị mắc bệnh tự dưng nói năng nhảm nhí.
Liệu đầm Minh Quân có còn loài rùa khổng lồ như thế này?
Thứ hai, đúng một năm sau ngày làm thịt “cụ rùa” khổng lồ chiêu đãi hàng xóm, đôi mắt ông Bốn bỗng dưng mờ dần rồi mù tịt mà không rõ nguyên nhân. Vợ con phải đưa ông đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác chữa trị suốt mấy năm trời, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, đôi mắt ông mới bình thường trở lại.
Tưởng rằng tai họa như vậy là “đủ” lắm rồi, nào ngờ, hai năm nay, ông Hoàng Xuân Bốn lại phải gánh thêm một tai họa không thể nặng hơn, với hai lần bị tai biến mạch máu não.
Dù bị liệt nửa người với một cánh tay cứng đơ thừa thãi, dù mang làn da trắng bệch của người ít ra khỏi nhà, dù trí nhớ qua cơn "địa chấn" tai biến đã không còn rành mạch, song khi hỏi về vụ sát hại con giải khổng lồ, ông Hoàng Xuân Bốn vẫn kể lại với giọng vừa hào hứng vừa… sờ sợ.
Theo VTC News
|
|