|
|
|
|
Người xin giấy phép giúp Bác ra báo "Người cùng khổ" |
|
|
|
Sat Sep 19, 2009 8:47 am |
|
[Thành viên] - Admin
Admin
|
Tổng số bài gửi : 116
ĐIỂM THƯỞNG : 18426
Danh Tiếng : 0
Bị bắt cóc ngày : 03/09/2009
Tuổi : 39
Đến từ : Can tho
|
|
|
Tiêu đề: Người xin giấy phép giúp Bác ra báo "Người cùng khổ" |
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn : http://NETDAME.TK/t103-topic
Tiêu Đề : Người xin giấy phép giúp Bác ra báo "Người cùng khổ"
NETDAME.TK - Thắm Tình Anh Em Đam Mê Net --------------------------------------------------
Người xin giấy phép giúp Bác ra báo "Người cùng khổ"
- Nguyễn Ái Quốc đặt chân lên đất Pháp năm 21 tuổi. Nhưng ông chỉ hoạt động liên tục ở đây từ năm 28 đến năm 33 tuổi (1918-1923). Có ba nhà văn Pháp nổi tiếng vừa là bạn vừa là đồng chí, đã dìu dắt ông trong hoạt động chính trị và làm báo: Romain Rolland, Henri Barbusse và Paul Vaillant - Couturier.
R.Rolland (1866-1944), giải thưởng văn học Nobel năm 1916, hơn Nguyễn Ái Quốc 24 tuổi. Ông cùng H.Barbusse giúp Nguyễn Ái Quốc xin phép ra tờ báo "Người cùng khổ" và cho báo đóng ở trụ sở nhóm nhà văn dân chủ Ánh sáng của họ.
Romain Rolland, Paul Vaillant - Couturier và Henri Barbusse (từ trái qua phải). Ảnh Internet
R.Rolland là nhà văn chống chiến tranh (viết tiểu thuyết, kịch luận văn) và là nhà nhà nhạc lý. Từ khi trẻ, ông đã mê văn hóa Đức. Về sau, ông chịu ảnh hưởng chủ nghĩa nhân đạo của L.Tolstoi và Gandhi (cuốn tiểu luận của ông viết về hai vị này chắc có ảnh hưởng tới Nguyễn Ái Quốc). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông không tham chiến, làm việc cho tổ chức Chữ thập Đỏ ở Thụy Sĩ.
Ở đó, ông xuất bản cuốn Đứng trên cuộc hỗn chiến, lên án các hình thức yêu nước cực đoan của cả Pháp lẫn Đức. Năm 1935, ông đi Liên Xô. Về sau, ông chuyển từ chủ nghĩa nhân đạo chung chung sang chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm lớn nhất của ông là bộ tiểu thuyết trường thiên Jean Christophe (1922-1933) gồm 10 tập: ông miêu tả cuộc đời một nhạc sĩ thiên tài Đức coi Pháp như tổ quốc thứ hai, thể hiện những quan điểm của ông về các vấn đề âm nhạc, xã hội, sự thông cảm giữa các dân tộc.
Ông còn là người đầu tiên chủ trương một nền sân khấu bình dân hiện đại, ông nêu những vấn đề đại chúng trong kịch lịch sử về tín ngưỡng, về cách mạng.
TIN LIÊN QUAN Cụ Hồ - tướng Giáp trong mắt "người phụ nữ Mỹ duy nhất hiểu VN" Nhìn lại cuộc đời Hồ Chủ tịch ngay sau ngày mất
H.Barbusse (1873-1935) hơn Nguyễn Ái Quốc 17 tuổi, là nhà văn phản đối chiến tranh, được giải thưởng Goncourt cho tác phẩm Khói lửa... Cuốn Nhật ký một tiểu đội miêu tả tình cảnh thảm khốc ngoài mặt trận (Chiến tranh thế giới thứ nhất).
Từ trong chiến hào, người lính Pháp dần dần giác ngộ, nhận thấy tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc. Tác phẩm nói lên khát vọng hòa bình sâu sắc của tác giả.
Lần đầu tiên, một tác phẩm miêu tả chiến tranh một cách trần truồng, không đắp lên một lớp phấn mỏng "ái quốc". Người lính dùng lời lẽ mộc mạc, ý vị, gợi lên những ngày buồn tẻ trong bùn lầy ướt át, những đêm lo sợ dưới bom đạn, những cuộc tấn công trong khói lửa..., xen vào những sự việc tầm thường như tháo lấy giày ủng của xác chết, giấc mơ của lính, lễ Mi-xa ở chiến hào cả hai bên.
Tác phẩm mở đầu cho một loại văn học phản chiến, như Phía Tây không có gì mới của tác giả Đức Remarque.
P.Vaillant - Couturier (1982-1937) kém Nguyễn Ái Quốc 2 tuổi, là nhà báo, nhà văn và chính khách cộng sản nối tiếng vì thành ngữ "Những ngày mai ca hát" (Les Lendemains qui chantent). Ông cùng Nguyễn Ái Quốc tham gia lập Đảng Cộng sản Pháp (1921). Từ 1920, ông là Tổng biên tập báo Nhân đạo của Đảng.
Tác phẩm Chúng ta sẽ chuẩn bị cho bình minh xuất hiện (1947) tuyển một số bài báo, ký, phóng sự của ông, nói lên tình yêu nhân dân, cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình, vì tiến bộ. Lời văn đậm đà ý vị.
Sống cùng ba nhà văn Pháp kể trên, vừa là bạn, là thầy và là đồng chí, trong không khí khủn khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất, hẳn Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng tư tưởng căm ghét chiến tranh, nâng niu hòa bình của họ. Do đó, về sau, nhà cách mạng Hồ Chí Minh luôn chủ trương hòa bình, chỉ chấp nhận chiến tranh khi không còn cách nào khác.
Hồ Chí Minh không "hiếu chiến" nhưng một số dư luận thù địch hoặc ít hiểu biết của phương Tây nêu lên. Riêng nhà sử học Pháp Phillippe Devillers, cách đây nửa thế kỷ, khi chiến tranh Pháp - Việt mới bắt đầu, đã có một nhận định sâu sắc về bản chất Hồ Chí Minh. Dù sao, không cần bàn cãi, Hồ Chí Minh là người chống lại bạo lực, nhất là bạo lực vô ích (1952).
* Tiêu đề bài viết do Tòa soạn tự đặt Theo Hữu Ngọc (Lãng du trong văn hóa Việt Nam - NXB Thanh Niên 2007)
|
|
|
|
|
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!
|
|
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang |
|
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
|
Permissions in this forum: |
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
|
| |
|